Khái niệm về dòng rò
Dòng rò là sự rò rỉ điện, là hiện tượng vật lý thường xảy ra ở các thiết bị sử dụng điện. Rò rỉ điện làm tổn hại và gây dư thừa năng lượng điện, khiến nguồn điện này bị truyền ra ngoài vỏ thiết bị. Tạo ra những sự cố điện như giật, sốc điện, chập cháy..
Nguyên nhân gây ra tình trạng dòng rò là gì?
Thiết bị điện quá cũ
Khi thiết bị đã dùng quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng hao mòn, hỏng hóc. Chúng rất dễ bị rò rỉ điện.
Thiết bị điện đặt quá sát tường hay nơi ẩm ướt
Những vị trí như sát tường, nơi ẩm ướt sẽ làm cho thiết bị điện bị ẩm. Từ đó dẫn đến hiện tượng rò rỉ điện.
Việc sửa chữa, lắp đặt không đúng kỹ thuật
Các thiết bị điện bị lắp đặt sai linh kiện hay không đúng thứ tự sẽ khiến kết cấu của sản phẩm bị thay đổi. Tại các khớp nối, vị trí liên kết của thiết bị sẽ dễ xuất hiện tình trạng rò rỉ điện.
Yếu tố bên ngoài
Chuột, côn trùng gây hại cắn làm hở điện hoặc phá hoại bộ phận bên trong của thiết bị điện cũng khiến dòng điện bị rò rỉ.
Dòng rò bao nhiêu là an toàn?
Tùy thuộc vào điều kiện khác nhau mà quy định về dòng rò an toàn cũng khác nhau.
Với những thiết bị y tế, tiêu chuẩn dòng điện an toàn được thắt chặt hơn. Bởi bệnh nhân có thể bị sốc điện bất cứ khi nào nếu không cẩn thận. Thông thường, dòng rò cho phép trong y tế nằm trong khoảng 0,5mA. Nếu vượt quá cường độ này có thể gây ra nguy hiểm cho người dùng.
Với thiết bị điện thông thường, tiêu chuẩn cho phép ở mức 0,7-3,5mA. Các thiết bị cầm tay là 0,75mA, các thiết bị khác là 3,5mA.
Cách kiểm tra điện bị rò rỉ
Để kiểm tra điện bị rò rỉ, bạn cần sử dụng những thiết bị đo điện chuyên nghiệp như Ampe kìm đo dòng rò để kiểm tra.
Cách đo dòng rò bằng ampe kìm như sau:
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Dập cầu dao, nơi có nguồn điện cung cấp. Đảm bảo tay khô ráo trước khi ngắt nguồn điện để tránh bị giật điện. Bạn cũng có thể đeo găng tay bảo hộ để đảm bảo an toàn.
Bước 2: Ngắt điện của thiết bị
Rút dây điện của tất cả các thiết bị (tivi, tủ lạnh, ấm điện, bếp điện, lò vi sóng,…) ra khỏi ổ cắm
Bước 3: Chuẩn bị đo điện
Bạn khởi động ampe kìm. Dùng hàm kẹp của thiết bị kẹp xung quanh dây dẫn. Để đảm bảo kết quả đo là chính xác, hãy đảm bảo rằng hai mặt quai hàm của đồng hồ đo điện ampe kìm đã được vệ sinh sạch trước đó. Ngoài ra, khi đo, hàm kẹp cần phải đảm bảo đã được đóng kín hoàn toàn, không bị hở, không có bất kỳ khoảng trống nào.
Bước 4: Tiến hành kiểm tra dòng rò tiếp đất
Kiểm tra mạch của một pha bằng kẹp pha và trung tính để kiểm tra dòng rò tiếp đất. Lúc này, thiết bị sẽ phát hiện ra tất cả các dòng rò rỉ đang tiếp đất.
Lưu ý khi kiểm tra sự cố rò điện
• Đầu tiên, hãy tránh xa vị trí bị rò điện, đi giày dép để cách điện. Tránh dòng điện rò rỉ tiếp đất rất nguy hiểm.
• Sử dụng dụng cụ bảo hộ như găng tay cao su, giày bảo hộ,… để kiểm tra dòng rò.
• Không chạm tay vào thiết bị rò điện.
• Ngắt nguồn điện tổng, sau đó tháo thiết bị đã rò điện ra khỏi hệ thống điện.
Một số biện pháp để phòng chống hiện tượng dòng rò
• Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện đi ngầm. Dùng bút thử điện kiểm tra, nếu phát hiện sự cố rò rỉ điện phải ngắt nguồn điện và sửa chữa ngay.
• Nếu đường dây điện ngầm bị cháy làm hệ thống điện trong nhà bị rò. Bạn nên khắc phục sự cố rò điện bằng cách đi dây điện nổi. Hoặc có thể dóc tường ra sửa chữa đường dây điện ngầm.
• Khi lắp đặt hệ thống điện, nên chọn loại dây có 2 lớp cách điện tốt. Đảm bảo lắp đặt hệ thống điện đúng quy trình. Dùng ống nhựa bảo vệ đường dây điện, ống nhựa cần cứng, chịu lực tốt và không thấm nước.
• Không để ổ điện ở vị trí thấp, dễ bị ẩm và rò điện.
• Dùng các thiết bị chống rò rỉ điện hoặc ổ cắm chống rò điện.
AC A : 200mA/2/20/200A/1000A (50/60Hz)
AC A : 200mA/2/20/200/1000A (Dây đo)
Đường kính kìm : Ø68mm max.
Tần số hiệu ứng : 40Hz~1kHz
Đầu ra : Dạng sóng (AC200mV) và DC200mV
Nguồn cung cấp : 6F22 (9V) × 1
Kích thước : 250(L) × 130(W) × 50(D)mm
Khối lượng : 570g approx.
Phụ kiện : Hộp đựng, Pin, HDSD
Bảo hành : 12 tháng